I- PHÂN BIỆT CÂU TRỰC TIẾP VÀ CÂU GIÁN TIẾP

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

- Câu trực tiếp là câu nói của ai đó được trích dẫn lại nguyên văn và thường được để trong dấu ngoặc kép (“… ”).

VD:
+ Mary said “ I don’t like ice-cream”. (Cô ấy nói rằng: “Tôi không thích kem”.)
Ta thấy trong dấu ngoặc kép là lời nói trực tiếp của Mary và nó được trích dẫn lại một cách nguyên văn.
- Câu gián tiếp là câu tường thuật lại lời nói của người khác theo ý của người tường thuật và ý nghĩa không thay đổi.

VD:
+ Mary said that she didn’t like ice-cream. (Mary nói cô ấy không thích kem.)
Ta thấy câu nói của Mary được tường thuật lại theo cách nói của người tường thuật và ý nghĩa thì vẫn giữ nguyên.


II- CÁC CÁCH TƯỜNG THUẬT TỪ CÂU NÓI TRỰC TIẾP SANG CÂU NÓI GIÁN TIẾP

1. Các thành phần cần biến đổi trong câu gián tiếp:

* Các đại từ: Ta cần thay đổi đại từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh trong câu

* Thay đổi thì của
Thì của các động từ trong lời nói gián tiếp thay đổi theo một nguyên tắc chung là lùi về quá khứ

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

Hiện tại đơn

-> Quá khứ đơn

Hiện tại tiếp diễn

-> Quá khứ tiếp diễn

Hiện tại hoàn thành

-> Quá khứ hoàn thành

Quá khứ đơn

-> Quá khứ hoàn thành

Quá khứ tiếp diễn

-> Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Tương lai đơn: will/ shall

-> would/ should

Tương lai gần: be going to

-> was/were going to



* Thay đổi một số động từ khuyết thiếu:

Đại từ

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

Đại từ nhân xưng

I

he/she

we

they

you

they/I/he/her

me

him/her

us

them

you

them/me/him/her

Đại từ sở hữu

my

her/his

our

their

your

them/my/his/her

mine

his/hers

ours

theirs

yours

theirs/mine/his/hers

Đại từ chỉ định

this

that

these

those



* Các trạng từ chỉ nơi chốn, thời gian:

Trực tiếp

Gián tiếp

Here

Now

Today

Ago

Tomorrow

The day after tomorrow

Yesterday

The day before yesterday

Next week

Last week

Last year

There

Then

That day

Before

The next day / the following day

In two day’s time / two days after

The day before / the previous day

Two day before

The following week

The previous week / the week before

The previous year / the year before

2. Khi trong dấu ngoặc kép là một câu trần thuật (là một câu khẳng định và mang nghĩa kể lại, trần thuật lại điều gì đó).

- Ta cần biến đổi các đại từ cho phù hợp với ý nghĩa của câu
- Các động từ giới thiệu thường dùng là: say (that), tell sb (that)

* Nếu động từ giới thiệu chia ở các thì hiện tại, hoặc tương lai:

-> ta không cần lùi thì động từ chính trong câu gián tiếp
VD:
- She says “I don’t want to stay at home every day.”
-> She says / tells me that she doesn’t want to stay at home every day.

* Nếu động từ giới thiệu chia ở các thì quá khứ:

-> Ta cần lùi thì động từ chính trong câu gián tiếp
VD:
- She said “My father is travelling in America”.
-> She said that her father was travelling in America.

3. Khi trong dấu ngoặc kép là câu

* Nếu trong dấu ngoặc kép là câu hỏi không có từ hỏi.

-> Trong câu gián tiếp thêm “if” hoặc “whether” và mệnh đề theo sau biến đổi về dạng khẳng định.
-> Động từ giới thiệu thường sử dụng: ask, wonder
VD:
- She said “Do you want to go with me?”
-> She asked if I wanted to go with her.
- Mary said “Do you go to school by bus, Peter?”
-> Mary asked Peter whether he went to school by bus.

* Nếu trong dấu ngoặc kép là câu hỏi có từ hỏi (what/where/when/how/who/…)
-> Trong câu gián tiếp phải biến đổi mệnh đề sau từ hỏi về dạng khẳng định.
-> Động từ giới thiệu thường sử dụng: ask, wonder, want to know
VD:
- He asked “what time will you come?”
-> He asked what time I would come.

4. Khi trong dấu ngoặc kép là câu mệnh lệnh thức.

-> Ta xét nghĩa của câu rồi sử dụng các cấu trúc cho phù hợp.
* Khi câu mệnh lệnh thức trong dấu ngoặc kép mang nghĩa yêu cầu, đề nghị ai đó làm gì ta có thể sử dụng các cấu trúc sau:

- tell/ ask/ require/ request/ demand + sb + to do st: Yêu cầu, đề nghị hay đòi hỏi ai làm gì.
VD:
- She said to me “close the door!”
-> She asked me to close the door.

* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa ra lệnh ta sử dụng cấu trúc sau:

- order sb to do st: ra lệnh cho ai làm gì.
VD:
- He said to me angrily “go out!”.
-> He ordered me to go out.

5. Các trường hợp khác:

* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa đề nghị làm gì cho ai ta sử dụng cấu trúc:

- offer to do st:
VD :
- He said “Shall I make you a cup of coffee?”
-> He offered to make me a cup of coffee.

*Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa khuyên bảo ta sử dụng cấu trúc sau:

- advise sb to do st: khuyên ai đó nên làm gì.
VD:
- He said to me “You should go to bed early”.
-> He advised me to go to bed early.

* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa mời mọc ta sử dụng cấu trúc sau:

- invite sb to do st
VD:
- My friend said “Will you go the zoo with me?”
-> My friend friend invited me to go to the zoo with her.

* Khi trong dấu ngoặc kép là câu cảm thán ta sử dụng động từ “exclaim”

VD:
- She said “What an intelligent boy!”
-> She exclaimed that the boy was intelligent.

* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa xin lỗi ta sử dụng cấu trúc:

- apologize (to sb) for st/ for doing st: xin lỗi (ai) về điều gì/ vì đã làm gì
VD:
- She said "I'm sorry. I'm late."
-> She apologized for being late.

* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa nhắc nhở ta sử dụng cấu trúc:

- remind sb to do st: Nhắc nhở ai làm gì
VD:
- My mother said "Don't forget to bring your umbrella."
-> My mother reminded me to bring my umbrella.

* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa buộc tội ai đó ta sử dụng cấu trúc:
- accuse sb of st/ doing st: Buộc tội ai về điều gì/ vì đã làm gì
VD:
- She said "No one else but you did it."
-> She accused me of doing it.